Bài 2
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP
MỤC TIÊU
1. Trình bày được một số nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp
2. Mô tả được các biểu hiện lâm sàng, các biến chứng của tăng huyết áp
3. Chẩn đoán được tăng huyết áp và các giai đoạn tăng huyết áp
1. BỆNH HỌC TĂNG HUYẾT ÁP
Tăng huyết áp là một nguyên nhân thường gặp nhất khiến bệnh nhân đi khám và điều trị. Tại các quốc gia phát triển xuất hiện hàng loạt các yếu tố phổ biến gây tăng huyết áp như: béo phì, hút thuốc lá, ăn mặn, stress, đồng thời tuổi thọ ngày càng tăng tạo ra tỷ lệ nhiều người già bị tăng huyết áp. Tỷ lệ điều trị tốt cho tăng huyết áp tại Mỹ chỉ chiếm khoảng dưới 30%, cho dù đã có nhiều biện pháp khống chế tăng huyết áp. Tỷ lệ 2 bệnh liên quan đến tăng huyết áp ngày càng gia tăng đó là suy thận giai đoạn cuối và suy tim.
Tăng huyết áp là triệu chứng của nhiều bệnh, nhiều nguyên nhân gây nên nhưng cũng có thể đó là một bệnh tăng huyết áp. Ở các nước châu Âu-Bắc Mỹ tỷ lệ tăng huyết áp trong nhân dân chiếm 15-20% ở người lớn. Cụ thể như: Benin 14%, Thái Lan: 6,8%, Zaire: 14%, Chile: 19-21%, Portugaise: 30%, Hoa Kỳ: 68%. Ở Việt Nam, tỷ lệ tăng huyết áp chung là 11% (Bộ Y Tế Việt Nam, 1989). Tỉ lệ này gia tăng đáng quan tâm vì trước 1975 tỉ lệ này ở miền Bắc Việt Nam chỉ có 1-3% (Đặng Văn Chung). Tại Bệnh viện Trung ương Huế năm 1980 tỉ lệ tăng huyết áp trong số các bệnh nội khoa chỉ có 1% nhưng 10 năm sau, năm 1990, đã tăng đến 10%.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (OMS) một người lớn bị tăng huyết áp thực sự nếu huyết áp tâm thu trên hoặc bằng 160 mmHg và hoặc huyết áp tâm trương trên hoặc bằng 95 mmHg. Được gọi là tăng huyết áp giới hạn khi huyết áp tâm thu từ 140-160 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90-95 mmHg. Theo JNC- VI được gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tối đa lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg và hoặc huyết áp tối thiểu lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg.
1.2. Bệnh nguyên của tăng huyết áp
1.2.1. Tăng huyết áp nguyên phát
Thường chiếm tỷ lệ khá cao, theo tác giả Gifford-Weiss tỷ lệ tăng huyết áp nguyên phát chiếm đến 90%.
- Bệnh thận: hay gặp là viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn, thận đa nang, hẹp động mạch thận, u thận...
+ Bệnh vỏ tuyến thượng thận, hội chứng Cushing, hội chứng Cohn...
+ Bệnh tuỷ thượng thận: u tuỷ thương thận.
- Bệnh tim mạch: hẹp eo động mạch chủ, hẹp động mạch chủ bụng ở chỗ xuất phát của động mạch thận, hở van động mạch chủ.
- Do thuốc: các hormon ngừa thai, cam thảo, corticoid, các thuốc chống trầm cảm.
- Các nguyên nhân khác: cường giáp, bệnh Beri-beri, bệnh đa hồng cầu, toan hô hấp...
1.2.3. Các yếu tố thuận lợi làm tăng huyết áp
- Yếu tố ăn uống: ăn nhiều muối, ăn ít protid, uống nhiều rượu, uống nước mềm ít Ca++, Mg++, K+. Trong đó nổi bật và được thừa nhận là sự liên quan giữa ion Na+ và tần suất bệnh tăng huyết áp. Ion Na+ làm tăng huyết áp qua trung gian gia tăng thể tích máu và nhất là qua sự co thắt mạch máu.
1.3. Cơ chế- sinh bệnh của tăng huyết áp nguyên phát
Táng huyết áp động mạch thường kèm theo những biến đôi về sinh lý bệnh liên quan đến hệ thần kinh giao cảm, thận, hệ renin-angiotensin và các cơ chế huyết động dịch thể khác.
- Tần số tim tăng, lưu lương tim tăng dần, thời kỳ đầu có hiện tượng co mạch để phân bố lại máu lưu thông từ ngoại vi về tim phổi do đó sức cản mạch máu cũng tăng dần. Tim có những biểu hiện tăng hoạt động bù trừ và dẫn đến dày thất trái. Huyết áp và sức cản ngoại biên toàn bộ tăng dần. Lưu lương tim và lưu lương tâm thu càng giảm, cuối cùng đưa đến suy tim.
- Trong các biến đổi về huyết động, hệ thống động mạch thường bị tổn thương sớm cả toàn bộ. Trước kia người ta nghĩ chỉ có các tiểu động mạch bị biến đổi co mạch làm gia tăng sức cản ngoại biên. Hiện nay, người ta thấy các mạch máu lớn cũng có vai trò về huyết động học trong tăng huyết áp. Chức năng ít được biết đến của các động mạch lớn là làm giảm đi các xung động và lưu lượng máu do tim bóp ra. Do đó thông số về độ giãn động mạch, biểu thị tốt khả náng của các động mạch. Sự giảm thông số này cho thấy độ cứng của các động mạch lớn, là diễn biến của tăng huyết áp lên các động mạch và về lâu dài sẽ làm tăng công tim dẫn đến phì đại thất trái. Đồng thời việc gia tăng nhịp đập động mạch đưa đến sự tổn thương các cấu trúc đàn hồi sinh học của vách động mạch.
- Tại thận, tăng sức cản mạch thận, giảm lưu lượng máu tại thận, chức năng thận suy giảm tuy trong thời gian đầu tốc độ lọc cầu thận và hoạt động chung của thận vẫn còn duy trì.
- Tại não, lưu lượng vẫn giữ được thăng bằng trong một giới hạn nhất định ở thời kỳ có tăng huyết áp rõ.
- Khi huyết áp tăng, sức cản ngoại biên tăng và thể tích huyết tương có xu hướng giảm cho đến khi thận suy.
Ở thời kỳ đầu ảnh hưởng của hệ giao cảm biểu hiện ở sự tăng tần số tim và sự tăng lưu lượng tim. Sự hoạt động của hệ thần kinh giao cảm còn biểu hiện ở lượng catecholamin trong huyết tương và dịch não tủy như adrenaline noradrenalin, tuy vậy nồng độ các chất này cũng rất thay đổi trong bệnh tăng huyết áp.
Hệ thần kinh tự động giao cảm được điều khiển bởi hệ thần kinh trung ương hành não -tủy sống và cả hai hệ này liên hệ nhau qua trung gian các thụ cảm áp lực. Trong tăng huyết áp các thụ cảm áp lực được điều chỉnh đến mức cao nhất và với ngưỡng nhạy cảm cao nhất.
- Hệ renin-angiotensin-aldosteron (RAA): hiện nay đã được chứng minh có vai trò quan trọng do ngoài tác dụng ngoại vi còn có tác dụng trung ương ở não gây tăng huyết áp qua các thụ thể angiotensin II. Có tác giả chia tăng huyết áp nguyên phát dựa vào nồng độ renin cao, thấp trong huyết tương, có sự tỷ lệ nghịch giữa nồng độ renin-angiotensin II trong huyết tương và tuổi.
- Angiotensin II được tổng hợp ở gan và dưới tác dụng renin sẽ tạo thành angiotensin I rồi chuyển thành angiotensine II là một chất co mạch rất mạnh và làm táng tiết aldosteron. Sự phóng thích renin được điều khiển qua ba yếu tố:
+ Áp lực tưới máu thận.
+ Lượng Na+ đến từ ống lượn xa.
+ Hệ thần kinh giao cảm.
- Vasopressin (ADH): có vai trò khá rõ ràng trong cơ chế sinh bệnh tăng huyết áp, tác dụng ngoại vi co mạch.
- Chất prostaglandin: tác dụng trung ương làm tăng huyết áp, tác dụng ngoại vi làm giảm huyết áp.
1.3.4. Cơ chế sinh bệnh của tăng huyết áp thứ phát
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh.
1.4. Triệu chứng tăng huyết áp
- Bệnh nhân có thể nhức đầu, mất ngủ, hoa mắt, tim đập mạnh tuỳ từng giai đoạn.
- Đo huyết áp phát hiện huyết áp tăng, có thể cả tối đa và hoặc tối thiểu.
- Tìm các dấu xơ vữa động mạch ở ngoại biên.
- Khám tim mạch có thể phát hiện được dấu hiệu dày thất trái: mỏm tim đập rộng, lệch khỏi vị trí bình thường hoặc phát hiện được dấu suy tim.
- Khám bụng có thể phát hiện đươc tiếng thổi tâm thu, nếu có hẹp động mạch chủ bụng, hay động mạch thận.
- Khám các dấu hiệu thần kinh để phát hiện các biến chứng của tăng huyết áp.
- Khám mắt để xác định mức đô thương tổn.
+ Bilan lipid máu.
+ Đường máu.
+ Công thức máu.
+ Ure, creatinin.
+ Protein, tế bào vi trùng.
+ Đường niệu.
+ Soi đáy mắt.
+ Đo điện tâm đồ.
+ Chụp X quang tim phổi.
+ Siêu âm tim.
+ Chụp mạch thận.
+ Định lượng các hormon trong huyết thanh.
Chủ yếu bằng cách đo huyết áp theo đúng các quy trình. Tuy nhiên điều quan trọng là nên tổ chức những đơt khám sức khỏe để khám xét toàn diện nhằm phát hiện sớm những trường hợp tiềm tàng hoặc chưa có triệu chứng.
1.5.2. Chẩn đoán giai đoạn tăng huyết áp
Có hai cách phân giai đoạn, trong đó phân giai đoạn của TCYTTG chi tiết và thích hơp hơn.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (1996)
Chia làm 3 giai đoạn.
- Giai đoạn I: tăng huyết áp thật sự nhưng không có tổn thương thực thể các cơ quan.
- Giai đoạn II: có ít nhất một trong các biến đổi các cơ quan sau:
+ Dày thất trái: phát hiện bằng lâm sàng, X quang, điện tim, siêu âm.
+ Hẹp lan tỏa hay từng vùng các động mạch võng mạc (giai đoạn I và II đáy mắt của Keith-Wagener-Baker).
+ Thận: abumin niệu vi thể, protein niệu, ure hoặc creatinin máu tăng nhẹ.
+ Có hình ảnh mảng vữa xơ động mạch trên siêu âm hoặc X quang.
- Giai đoạn III: có dấu hiệu chức năng và thực thể do tổn thương các cơ quan đích:
+ Tim: suy tim trái, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.
+ Não: tai biến mạch não thoáng qua, xuất huyết não, tiểu não hoặc thân não. Bệnh não tăng huyết áp. Loạn thần do mạch não.
+ Đáy mắt: xuất huyết võng mạc xuất tiết có hay không có phù gai thị (giai đoạn III và IV)/các dấu hiệu này là đặc biệt của giai đoạn ác tính (giai đoạn tiến triển nhanh).
Các biểu hiện khác thường gặp ở giai đoạn III nhưng không đặc hiệu của tăng huyết áp.
+ Thận: creatinin huyết tương tăng rõ, suy thận.
+ Mạch máu: phồng tách, bít tắc động mạch, tắc động mạch ngoại biên.
Tăng huyết áp ác tính hay tăng huyết áp tiến triển nhanh là một hội chứng gồm có:
- Huyết áp tối thiểu rất cao, trên 130 mmHg.
- Đáy mắt giai đoạn III và IV theo Keith-Weigener.
- Có biến chứng ở thận, tim, não.
- Tiến triển nhanh, tử vong trong vòng 2-3 năm.
Xếp loại THA theo ủy ban Quốc gia Cộng lực Hoa Kỳ JNC VI (1997)
Xếp loại | Huyết áp tâm thu (mmHg) | Huyết áp tâm trương (mmHg) |
Tối ưu | < 120 | < 80 |
Bình thường | < 130 | < 85 |
Bình thường cao | 130 - 139 | 85 - 89 |
THA nhẹ (giai đoạn 1) | 140 - 159 | 90 - 99 |
THA vừa (giai đoạn 2) | 160 - 179 | 100 - 109 |
THA nặng (giai đoạn 3) | > 180 | > 110 |
+ Tăng huyết áp thường xuyên: táng huyết áp lành tính và tăng huyết áp ác tính.
+ Tăng huyết áp dao động, huyết áp có lúc cao, có lúc bình thường.
+ Tăng huyết áp nguyên phát (vô căn).
+ Tăng huyết áp thứ phát.
Suy tim và bệnh mạch vành là hai biến chứng chính và là nguyên nhân gây tử vong cao nhất đối với táng huyết áp. Dày thất trái là biến chứng sớm do dày cơ tim trái. Để đối phó sức cản ngoại biên nên gia tăng sức co bóp làm công tim tăng lên và vách cơ tim dày ra. Dần dần suy tim trái với khó thở khi gắng
sức, hen tim hoặc phù phổi cấp sau đó chuyển sang suy tim toàn bộ với phù, gan to, tĩnh mạch cổ nổi. X quang và điện tim có dấu hiệu dày thất trái.
Suy mạch vành biểu hiện bằng các cơn đau thắt ngực điển hình hay chỉ có rối loạn nhịp. Điện tim có ST chênh xuống dưới đường đẳng điện ở các chuyển đạo trước tim, khi biến chứng nhồi máu sẽ xuất hiện sóng Q hoại tử.
- Tai biến mạch não thoáng qua với các triệu chứng thần kinh khu trú chỉ kéo dài không quá 24 giờ.
- Bệnh não do tăng huyết áp với lú lẫn, hôn mê kèm theo co giật, nôn, nhức đầu dữ dội.
- Vữa xơ động mạch thận sớm và nhanh.
- Xơ thận gây tình trạng suy thận dần dần.
- Hoại tử dạng tơ huyết tiểu động mạch thận gây tăng huyết áp ác tính.
- Ở giai đoạn cuối thiếu máu cục bộ nặng ở thận sẽ dẫn đến nồng độ renin và angiotensin II trong máu gây cường aldosteron thứ phát.
- Tăng huyết áp là yếu tố sinh vữa xơ động mạch, tạo điều kiện cho sự hình thành vữa xơ động mạch.
- Phồng động mạch chủ bóc tách.
Khám mắt rất quan trọng vì đó là dấu hiệu tốt để tiên lượng. Theo Keith- Wagener-Barker có 4 giai đoạn tổn thương đáy mắt.
- Giai đoạn 1: tiểu động mạch cứng và bóng.
- Giai đoạn 2: tiểu động mạch hẹp có dấu bắt chéo (dấu Gunn).
- Giai đoạn 3: xuất huyết và xuất tiết võng mạc.
- Giai đoạn 4: phù lan tỏa gai thị.
1.7.1. Nguyên tắc điều trị tăng huyết áp
- Để bệnh nhân nghỉ ngơi tránh xúc động.
- Dùng thuốc hạ huyết áp, thuốc lợi tiểu và an thần.
- Chế độ ăn uống: dùng các chất dễ tiêu, hạn chế muối và tránh dùng các chất gây kích thích.
- Giải quyết nguyên nhân tăng huyết áp thứ phát.
- Kiểm tra huyết áp thường xuyên để có thái độ xử trí kịp thời.
1.7.2. Áp dụng phác đồ điều trị theo cá nhân
+ Giảm cân nặng.
+ Hoạt động thể lực.
+ Điều chỉnh các yếu tố nguy cơ.
+ Điều trị dùng thuốc: sử dụng một trong các loại thuốc:
• Lợi tiểu (Trofurit, Hydrochlorothiasid)
• Chẹn giao cảm alpha hoặc beta.
• Ức chế men chuyển, ức chế angiotensin II.
2. CHĂM SÓC BỆNH NHÂN BỊ TĂNG HUYÊT ÁP
Tăng huyết áp thường là một bệnh mạn tính, tiến triển ngày càng nặng dần, nhiều biến chứng rất nguy hiểm có thể đe doạ tính mạng bệnh nhân nếu chúng ta không điều trị và chám sóc chu đáo. Vì vậy người điều dưỡng khi tiếp xúc với bệnh nhân cần phải nhẹ nhàng, ân cần và biết thông cảm.
2.1.1. Đánh giá bằng cách hỏi bệnh
- Trạng thái tinh thần của bệnh nhân: lo lắng, sợ hãi...
- Có biết bị tăng huyết áp không và thời gian bị tăng huyết áp?
- Thuốc và cách điều trị tăng huyết áp như thế nào?
- Đã bao giờ bị liệt hay bị yếu tay chân chưa?
- Có hay nhức đầu, mất ngủ hay nhìn có bị mờ không?
- Gần đây nhất có dùng thuốc gì không?
- Có buồn nôn, nôn và rối loạn tiêu hoá không?
- Có bị bệnh thận trước đây không?
- Có bị sang chấn về thể chất hay tinh thần không?
- Tình trạng đi tiểu: số lượng và màu sắc?
- Tình trạng tinh thần của bệnh nhân: mệt mỏi, tỉnh táo hay hôn mê.
- Tự đi lại được hay phải giúp đỡ.
Quan trọng là đo dấu hiệu sống, trong đó huyết áp là dấu quan trọng nhất, đo huyết áp nhiều lần trong ngày. Phải chú ý đến cả huyết áp tối đa và tối thiểu. Ngoài ra cần chú ý các dấu chứng khác như: tình trạng suy tim, các dấu ngoại biên, số lượng nước tiểu, tình trạng phù...
- Kiểm tra hồ sơ bệnh án cũ, các thuốc đã dùng và cách sử dụng thuốc.
- Thu thập thông tin qua gia đình.
Qua thu thập các nhu cầu ở bệnh nhân táng huyết áp, thì một số chẩn đoán về điều dưỡng có thể có ở bệnh nhân tăng huyết áp
- Nhức đầu do tình trạng táng huyết áp.
- Hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu não.
- Nguy cơ nhồi máu cơ tim do tăng huyết áp.
Qua khai thác các dấu chứng trên giúp cho người điều dưỡng có được các chẩn đoán chăm sóc. Người điều dưỡng cần phân tích, tổng hợp và đúc kết các dữ kiện để xác định nhu cầu cần thiết của bệnh nhân, từ đó lập ra kế hoạch chăm sóc cụ thể. Khi lập kế hoạch chám sóc phải xem xét đến toàn trạng bệnh nhân, đề xuất vấn đề ưu tiên, vấn đề nào cần thực hiện trước và vấn đề nào thực hiện sau tuỳ từng trường hợp cụ thể.
- Để bệnh nhân nghỉ ngơi, nằm ở tư thế đầu cao.
- Giải thích cho bệnh nhân và gia đình về tình trạng bệnh tật.
- Ăn đầy đủ năng lượng và nhiều hoa quả tươi.
- Hướng dẫn bệnh nhân cách tự theo dõi các tác dụng phụ của thuốc.
- Cho bệnh nhân uống thuốc và tiêm thuốc theo chỉ định.
- Tình trạng tăng huyết áp cũng như các biến chứng của tăng huyết áp.
- Theo dõi một số xét nghiệm như: bilan lipid máu, điện tim, siêu âm, soi đáy mắt.
- Theo dõi tác dụng phụ của thuốc.
Bệnh nhân và gia đình cần phải biết các nguyên nhân, các yếu tố thuận lợi làm tăng huyết áp cũng như cách phát hiện các dấu chứng tăng huyết áp, cách phòng, điều trị và theo dõi bệnh nhân tăng huyết áp.
2.4. Thực hiện kế hoạch châm sóc
Đặc điểm của bệnh nhân tăng huyết áp là tiến triển kéo dài và ngày càng nặng dần nếu không được điều trị và chăm sóc tốt. Bệnh để lại di chứng rất nặng và có thể tử vong do những biến chứng của bệnh hoặc do tai biến điều trị.
2.4.1. Thực hiện chăm sóc cơ bản
- Đặt bệnh nhân nằm nghỉ, tránh lao động trí óc căng thẳng, lo lắng quá độ, nên tập thể dục nhẹ, đi bộ thư giãn, bơi lội.
- Động viên, trấn an bệnh nhân để an tâm điều trị.
- Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn, đặc biệt là tình trạng tăng huyết áp. Tuỳ theo từng trường hơp cụ thể để theo dõi có thể từ 15 phút cho đến 2 giờ đo một lần.
- Luôn giữ ấm cơ thể bệnh nhân.
- Ăn uống đủ năng lượng, nhiều sinh tố và hạn chế muối dưới 5g muối, hạn chế mỡ, các chất béo động vật, kiêng rượu, thuốc lá, chè đặc.
- Tránh các yếu tố kích thích cho bệnh nhân.
- Vệ sinh sạch sẽ: hàng ngày vệ sinh răng miệng và da để tránh các ổ nhiễm khuẩn, phát hiện sớm các ổ nhiễm trùng để có hướng điều trị cho bệnh nhân. Áo quần, vải trải giưòng và các vật dụng khác phải luôn được sạch sẽ.
- Thuốc dùng: thực hiện đầy đủ các y lệnh khi dùng thuốc, như: các thuốc tiêm, thuốc uống. Trong quá trình dùng thuốc nếu có bất thường phải báo cho bác sĩ biết.
- Thực hiện các xét nghiệm: công thức máu, ure và creatinin máu, điện tim, protein niệu, soi đáy mắt, siêu âm tim và chụp X quang tim phổi.
- Dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở.
- Tình trạng tôn thương mắt, thận và tim mạch.
- Tình trạng sử dụng thuốc và các biến chứng do thuốc gây ra, đặc biệt chú ý các thuốc có thể gây hạ huyết áp tư thế đứng hay các thuốc hạ huyết áp mạnh.
- Các biến chứng của tăng huyết áp.
Giáo dục cho bệnh nhân và gia đình về các nguyên nhân, các yếu tố thuận lợi làm tăng huyết áp
Giáo dục cho bệnh nhân và gia đình cách phát hiện các dấu chứng tăng huyết áp, cách phòng, điều trị và theo dõi bệnh nhân tăng huyết áp.
- Dự phòng cấp I: Đối với những người chưa bị tăng huyết áp cần lưu ý vấn đề sinh hoạt hàng ngày nhất là các thói quen có hại sức khỏe phải khám định kỳ đe phát hiện tăng huyết áp hay các bệnh liên quan. Trong đối tượng này chú ý đến những người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh cao cho dù những lần đầu chưa phát hiện tăng huyết áp nhưng cần trao đổi tuyên truyền để phối hợp dự phòng cùng nhân viên y tế tuyến trước.
- Dự phòng cấp II: đối với người đã tăng huyết áp, cần phải chặt chẽ hơn nữa trong chế đô án uống, nghỉ ngơi theo dõi huyết áp đều đặn và có kế hoạch điều trị ngoại trú để theo dõi tiến triển, tác dụng phụ của thuốc. Cần chú ý yếu tố kinh tế trong điều trị vì đây là một liệu trình lâu dài, tốn kém.
Có 6 cách phòng bệnh ngay từ đầu:
- Thay đổi lượng muối trong chế đô ăn (< 2,4g/ngày tương đương với khoảng 6g muối ăn natri clorid).
- Thay đổi lượng rượu bia đối với những người uống quá nhiều. ủy ban quốc gia Hoa Kỳ về phòng chống tăng huyết áp JNC-VI khuyên mỗi ngày chỉ nên uống không quá 1 ounce đối với nam và 1/2 ounce đối với nữ (1 ounce khoảng 29,6 ml rượu whisky).
Khuyên bệnh nhân thay đổi lối sống:
- Hạn chế uống rượu: trong mỗi ngày uống không quá 30 ml ethanol, tương đương 720 ml bia, 300 ml rượu vang, 60 ml whisky đối với nam giới, nữ giới và người nhẹ cân uống bằng một nửa nam giới.
- Tăng hoạt động thể lực: 30-40 phút hàng ngày.
- Duy trì đủ chế độ kali qua chế độ ăn
- Duy trì calci và magnesi cần thiết.
- Giảm ăn các chất béo và mỡ bão hòa.
2.5. Đánh giá quá trình chăm sóc
Tình trạng bệnh nhân sau khi đã thực hiện y lệnh, thực hiện kế hoạch chăm sóc so với lúc ban đầu:
- Đánh giá công tác chăm sóc và thực hiện các y lệnh đối với bệnh nhân.
- Đánh giá tình trạng huyết áp.
- Đánh giá các biến chứng của tăng huyết áp.
- Đánh giá về tinh thần, vận động.
- Đánh giá cách giải quyết các nguyên nhân.
- Đánh giá chăm sóc điều dưỡng cơ bản có được thực hiện và có đáp ứng được với yêu cầu của người bệnh không?
- Những vấn đề sai sót hoặc thiếu hay các nhu cầu phát sinh mới cần bổ sung vào kế hoạch chăm sóc để thực hiện trên bệnh nhân.
LƯỢNG GIÁ
1. Kể các yếu tố thuận lợi làm tăng huyết áp
2. Trình bày được các giai đoạn tăng huyết áp theo JNC VI (1997)
3. Đánh dấu x vào câu trả lòi đúng
A. □ Tăng huyết áp nguyên phát thường gặp nhiều hơn tăng huyết áp
thứ phát
B. □ Tăng huyết áp thường gây suy tim trái
C. □ Phình động mạch chủ bóc tách là một biến chứng nguy hiểm của THA
Dấu hiệu cơ năng của tăng huyết áp: | Đúng | Sai |
A. Nhức đầu | □ | □ |
B. Chóng mặt | □ | □ |
C. Mất ngủ | □ | □ |
Dấu hiệu của suy tim trái: |
|
|
D. Ho | □ | □ |
E. Gan lớn | □ | □ |
F. Khó thở | □ | □ |
5. Chọn câu trả lòi đúng nhất:
5.1. Biến chứng tim trong tăng huyết áp
5.2. Lương muối cần đưa vào hàng ngày ở bệnh nhân tăng huyết áp là:
a. 2 gam b. 3 gam c. 4 gam d. 5 gam e. 6 gam
* Trong Quyển sách Điều dưỡng nội tập 1, có 21 bài chăm sóc sẽ được cập nhật đầy đủ. Tài liệu là sách đã cũ, Blog Vn Chia sẻ chỉ cập nhật bài viết nguyên bản chưa cập nhật mới về các số liệu. Hy vọng chỉ giúp các bạn về kiến thức nền cơ bản. Chúng ta cần tìm hiểu bài trên mục lục hãy chọn vào tên bài, sẽ chuyển đến bài chăm sóc cần đọc.
* Đọc thêm:
No comments:
Post a Comment