Blog Vn Chia sẻ

ĐIỀU DƯỠNG CHĂM SÓC BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG THẬN HƯ - ĐIỀU DƯỠNG NỘI KHOA TẬP 2

 



Bài 3

CHĂM SÓC BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG THẬN HƯ

 

MỤC TIÊU

 

1. Trình bày được các triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm và biến chứng của hội chứng thận hư

2. Trình bày được một số chan đoán điều dưdng của hội chứng thận hư

3. Lập được kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị hội chứng thận hư

 

1. BỆNH HỌC HỘI CHỨNG THẬN HƯ

1.1. Đại cương

Hội chứng thận hư được ghi nhận qua Y văn từ nám 1905 do Muller với thuật ngữ thận hư để chỉ các tình trạng bệnh lý ở thận có tính chất thoái hóa mà không do viêm và Thận hư nhiễm mỡ được Munk (1913) chính thức đưa ra để chỉ một tập chứng gồm: phù, protein niệu, giảm protein và tăng lipid máu kèm theo thận nhiễm mỡ

Năm 1908 Munk dùng thuật ngữ Thận hư nhiễm mỡ để chỉ một loại bệnh thận mà về lâm sàng có phù và Protein niệu, giải phẫu bệnh có xâm nhập thể mỡ lưỡng chiết ở ống thận và cầu thận bình thường.

Ngày nay, nhờ tiến bộ của kỹ thuật sinh thiết thận và kính hiển vi điện tử, người ta thấy rằng các biến loạn sinh hóa của thận hư nhiễm mỡ xuất hiện ở nhiều bệnh khác nhau, tổn thương cầu thận cũng đa dạng mặc dù các biểu hiện lâm sàng và sinh hóa tương đối giống nhau. Như vậy, thận hư nhiễm mỡ không phải là một bệnh đơn thuần như quan niệm trước kia.

Hội chứng thận hư thường biểu hiện tổn thương tối thiểu ở cầu thận hoặc những tổn thương dày và thoái hóa màng đáy của mao mạch cầu thận.

HCTH đơn thuần nguyên phát nhạy cảm với corticoid thường không có tăng huyết áp, không có suy thận và không tiểu máu. Một số lớn trường hợp không để lại di chứng ở tuổi trưởng thành. Ngày nay, người ta biết khá rõ HCTH nguyên phát, thứ phát hoặc các bệnh toàn thể có biểu hiện HCTH.

Bệnh gặp chủ yếu ở trẻ em, 90% trường hợp xảy ra ở tuổi dưới 16.

Tần suất gặp 2/30.000 ở trẻ em, ở người lớn gặp ít hơn 2/300.000.

Ở trẻ em, HCTH tiên phát xảy ra ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái (tỷ lệ nam /nữ là 2/1).

Tuổi hay gặp nhất ở trẻ em là từ 2-8 tuổi và thường là HCTH đơn thuần. Người lớn ít gặp hơn, thường là HCTH phối hợp và xảy ra ở cả hai giới.

Theo William G. Couser, khoảng 1/3 bệnh nhân người lớn và 10% bệnh nhân trẻ em có HCTH là triệu chứng của một bệnh toàn thể: đái tháo đường, Lupus ban đỏ rải rác hoặc Amyloidosis. Số lớn còn lại là HCTH nguyên phát.

Ở Việt Nam, theo Nguyễn thị Khuê và Đinh Quốc Việt thì HCTH tổm thương tối thiểu chiếm tỷ lệ 70-80% ở bệnh nhân HCTH dưới 8 tuổi, 10-20% bệnh nhân trên 16 tuổi. HCTH tổn thương xơ hóa từng ổ chiếm 5-10% ở trẻ em và 10-20% ở người lớn. Viêm cầu thận màng chủ yếu xảy ra ở người lớn chiếm tỷ lệ 30-50%.

 

1.2. Nguyên nhân và sinh lý bệnh của hội chứng thận hư

1.2.1. Nguyên nhân của hội chứng thận hư

Đến nay nhờ những tiến bộ về khoa học đặc biệt là từ khi có kính hiển vi điện tử, nhiều nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đã đi sâu vào vấn đề này và ngày càng được sáng tỏ hơn. Có thể phân HCTH theo nguyên nhân như sau:

- Hội chứng thận hư bẩm sinh Là HCTH xuất hiện ngay sau khi sinh hoặc trong 3 tháng đầu.

- Hội chứng thận hư tiên phát

- Hội chứng thận hư tiên phát chiếm tỷ lệ rất cao, người ta nhận thấy khoảng 2/3 ở người lớn và trên 90% trẻ em.

+ Hội chứng thận hư đơn thuần tổn thương tối thiểu: hội chứng thận hư nguyên phát kiểu này được gọi là thận hư nhiễm mỡ.

+ Hội chứng thận hư do viêm cầu thận:

·                   Viêm cầu thận khu trú hoặc từng phần.

·                   Viêm cầu thận lan tỏa.

·                   Viêm cầu thận màng.

·                   Viêm cầu thận táng sinh

·                   Viêm cầu thận xơ cứng.

·                   Viêm cầu thận không xếp loại được.

Trong các thể của HCTH do viêm cầu thận thì thể viêm cầu thận tăng sinh lan tỏa và thể viêm cầu thận tăng sinh hình liềm là những thể của viêm cầu thận cấp, những thể này tiến triển rất nhanh với biểu hiện lâm sàng rất nặng nề và bệnh nhân thường tử vong rất sớm, do đó hiếm khi xuất hiện được HCTH trên lâm sàng.

- Hội chứng thận hư thứ phát

- Hội chứng thận hư thứ phát có thể gặp trong nhiều bệnh lý khác nhau, nguyên nhân rất phức tạp, có thể do nhiều nguyên nhân gây nên nhưng có cùng một tổn thương mô học, hoặc cũng có thể do nhiều nguyên nhân phối hợp với nhau, vì vậy việc xác định nguyên nhân của HCTH còn gặp nhiều khó khăn.

Bệnh hệ thống và chuyển hóa: có thể gặp trong các bệnh như lupus ban đỏ, ban dạng thấp, viêm nút quanh động mạch, đái đường, thận dạng bột.

+ Nhiễm độc: các thuốc lợi tiểu thủy ngân, muối thủy ngân vô cơ, trimethadione, paramethadione, muối vàng, thuốc kháng viêm non - steroid, thuốc phiện, bismut, ong đốt.

+ Bệnh tim mạch: gồm các bệnh như viêm ngoại tâm mạc, xơ hóa mạch hệ thống, các trường hợp nối shunt, tắc mạch thận.

+ Nhiễm khuẩn, ký sinh vật: sốt rét, giang mai, lao, virut viêm gan B, sán máng.

+ Một số trường hợp khác:

·                   Một số bệnh ung thư phủ tạng, Hogdkin, khối u lớn của ổ bụng và lồng ngực, u tủy xương.

·                   Một số trường hợp bẩm sinh

·                   Có thai

·                   Ghép thận

·                   Một số bệnh về máu

·                   Một số trường hợp do dị ứng, tiêm vacxin, điều trị interferon.

·                   Bệnh Takayasu, viêm nội tâm mạc bán cấp, một số bệnh cầu thận khác...

 

1.2.2. Sinh lý bệnh hội chứng thận hư

- Protein niệu: do tăng tính thấm mao mạch cầu thận đưa đến. Đặc điểm protein niệu ở HCTH là protein niệu chọn lọc. Người ta biết độ thanh lọc Transferine ở HCTH đơn thuần tỷ lệ này dưới 10%, ở thể không đơn thuần tỷ lệ này trên 10-20%.

- Giảm protid máu: do mất một khối lượng lớn protein qua đường niệu làm giảm nồng độ albumin huyết tương.

- Tổng hợp albumin ở gan bình thường hoặc tăng.

- Giảm Gamma globulin do tăng quá trình dị hóa ở thận và giảm sản xuất.

- Gamma globulin của các tương bào. Tăng Alpha 2, Beta globulin.

- Giảm bổ thể, giảm IgG.

- Rối loạn chuyển hóa lipid: do hậu quả của giảm protid máu. Sự giảm protid máu, đặc biệt là albumin sẽ làm táng tổng hợp lipoprotein. Albumin máu là một yếu tố cần thiết cho sự giáng hóa các phân tử uroprotein, đồng thòi làm giảm tcmg hợp LDL và VLDL.

- Phù: do giảm albumin máu làm giảm áp lực keo máu gây nên phù.

- Ngoài ra giảm albumin máu làm giảm thể tích máu gây kích thích hệ RAA làm táng aldosterone mà hậu quả gây phù và thiểu niệu.

 

1.3. Triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm

1.3.1. Phù

- Thường xuất hiện nhanh, có thể có nhiễm trùng nhẹ ở đường mũi họng hoặc không có gì hướng trước. Tính chất của phù: phù trắng mềm, ấn lõm, giữ dấu ấn lâu, phù toàn thân.

- Có thể dịch ở các màng bụng, màng phổi, màng tim.

- Có thể ở mí mắt, bộ phận sinh dục.

- Các biến chứng nặng: phù phổi, phù thanh quản thường gặp ở trẻ em.

 

1.3.2. Triệu chứng nước tiểu

- Lượng nước tiểu thường ít 300-400ml/24 giờ.

- Mất nhiều protein niệu: trên 3,5gam/24 giờ. Có thể từ 3-10g/24 giờ, trường hợp nặng có thể 30-40 g/24 giờ.

- Lượng protein tăng lên lúc đứng, lúc gắng sức, có thể mỡ lưỡng chiết, trụ mỡ trong nước tiểu.

- Lipid niệu: thực chất đó là những kết tủa của Ester Cholesterol.

- Ure và creatinin niệu tăng.

 

1.3.3. Triệu chứng thể dịch

- Giảm protein toàn phần, protid máu dưới 60g/l, trung bình 50g/l.

- Albumin máu giảm dưới 30g/l, trung bình 20g/l. Albumin máu là chỉ số” chính xác để đánh giá mức độ HCTH.

- Rối loạn các globulin huyết thanh: a2globulin và Pglobulin tăng, Yglobulin thường giảm trong HCTH đơn thuần, trong HCTH do Lupus và Amylose có thể bình thường hoặc tăng.

- Các thay đổi về lipid:

+ Cholesterol máu tăng, cholesterol tự do táng gấp 4 lần so với bình thường.

+ Đậm độ phospholipid tăng lên 2-3 lần.

+ Triglycerid tăng lên 5-10 lần so với bình thường.

+ Tăng lipoprotein, alipoprotein táng nhẹ, p và tiền p lipoprotein tăng nhiều.

- Các triệu chứng khác:

+ Na+ máu và Ca++ máu giảm.

+ Tăng hematocrit, táng hồng cầu chứng tỏ máu dễ đông.

+ Giảm antithrombin III do mất qua nước tiểu, tăng tiểu cầu và Fibrinogen.

+ Rối loạn nội tiết: giảm hormon tuyến giáp nếu hội chứng thận hư kéo dài.

 

1.4. Biến chứng của hội chứng thận hư

1.4.1. Nhiễm trùng

- Nhiễm trùng da

- Phổi: viêm phổi

- Phúc mạc: viêm phúc mạc tiên phát do phế cầu, có thể do các vi khuẩn khác

- Màng não: viêm màng não ít gặp

- Đường tiết niệu: nhiễm trùng đường tiết niệu

 

1.4.2. Cơn đau bụng do hội chứng thận hư

- Có khi co cứng bụng

- Có thể kèm theo buồn nôn, táo bón do các nguyên nhân khác nhau:

+ Viêm phúc mạc do phế cầu.

+ Viêm ruột do nhiễm trùng có thể do tụ cầu.

+ Do phù tụy, phù dây chằng Treitz hoặc tắc tĩnh mạch chủ, tĩnh mạch thận.

 

1.4.3. Trụy mạch

Giảm thể tích máu nặng do dùng lợi tiểu mạnh

 

1.4.4. Tắc mạch

Máu dễ đông do giảm albumin, giảm antithrombin III

Tăng các yếu tố đông máu (tiểu cầu, fibrinogen) đây là loại biến chứng cổ điển chiếm 5-20% HCTH. Thường tắc tĩnh mạch thận, tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch phổi.

 

1.4.5. Thiếu dinh dưỡng

- Nếu bị bệnh lúc nhỏ: trẻ chậm lớn so với cùng lứa tuổi

- Giảm miễn dịch

- Suy kiệt

- Ngoài ra còn có giảm K+ máu, thiếu máu nhược sắc, giảm Ca++ máu (tái hấp thu Ca++ ruột giảm), rối loạn chuyển hóa vitamin D do mất protein.

 

1.5. Điều trị

- Năm nghỉ tại giường, tránh đi lại nhiều.

- Ăn nhạt và hạn chế uống nước khi bị phù nhiều. Tăng cường chế độ protid trong khẩu phần ăn hàng ngày nếu bệnh nhân không có suy thận.

- Dùng lợi tiểu khi phù nhiều.

- Corticoid là thuốc được sử dụng có hiệu quả nhất hiện nay. Liều điều trị ở người lớn trong giai đoạn tấn công là 1 mg /kg trọng lượng /ngày. Thời gian điều trị tấn công từ 4 đến 8 tuần sau đó giảm liều dần khi protein niệu âm tính. Corticoid khi uống nên chia ít lần trong ngày nếu liều cao, buổi sáng 2/3 buổi chiều 1/3. Cho bệnh nhân uống sau khi đã ăn no. Cần theo dõi tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt là hiện tượng viêm loét dạ dày tá tràng.

 

1.6. Tiến triển và tiên lượng

Hội chứng thận hư tiến triển thường kéo dài, tiên lượng tốt ở trẻ em khoảng 80-90% lành bệnh, riêng người lớn tỷ lệ này thấp hơn khoảng 50-70%, nhiều trường hợp bệnh kéo dài từng đợt, kém đáp ứng với điều trị và dẫn đến suy thận. Tiên lượng phụ thuộc vào:

- Tuổi

- Thể bệnh: đơn thuần, không đơn thuần

- Giai đoạn tiến triển của bệnh

- Phương thức điều trị và chăm sóc

- Điều kiện kinh tế của gia đình

 

2. CHĂM SÓC BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG THẬN HƯ

2.1. Nhận định tình hình

2.1.1. Nhận định qua cách hỏi bệnh

- Phù bị lần đầu hay lần thứ mấy?

- Thời gian bị phù?

- Tính chất của phù như thế nào?

- Tăng bao nhiêu cân từ khi bị phù?

- Số lượng nước tiểu trong ngày khoảng bao nhiêu?

- Vấn đề ăn uống trong thời gian bị phù như thế nào?

- Trong gia đình có ai bị phù như vậy không?

- Đã bị bệnh như vậy lần nào chưa?

- Các thuốc điều trị và phương pháp điều trị trước đây như thế nào?

 

2.1.2. Nhận định bằng cách quan sát

- Tình trạng phù của bệnh nhân: mí mắt, 2 chân, bụng.

- Tình trạng da

- Tình trạng tinh thần kinh

- Tình trạng vận động

- Số lượng và màu sắc nước tiểu

 

2.1.3. Nhận định qua thăm khám

- Kiểm tra các dấu hiệu sống: mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở và cân nặng.

- Đánh giá tình trạng và tính chất của phù.

- Đánh giá số lượng và màu sắc nước tiểu.

- Kiểm tra tình trạng bụng.

 

2.1.4. Thu nhận thông tin

- Thu nhận thông tin qua hồ sơ, bệnh án, các xét nghiệm hoặc gia đình.

- Tình trạng bệnh tật, cũng như quá trình điều trị có liên quan đến bệnh nhân.

 

2.2. Chẩn đoán điều dưỡng

Môt số chẩn đoán điều dưỡng chính có thể có ở bệnh nhân HCTH như sau:

- Tăng thể tích dịch do giảm áp lực keo.

- Tiểu ít do giảm mức lọc cầu thận.

- Bệnh nhân mặc cảm do thay đổi ngoại hình.

- Nguy cơ nhiễm trùng do suy giảm miễn dịch và suy dinh dưỡng.

- Nguy cơ thất bại điều trị do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn.

 

2.3. Lập kế hoạch chăm sóc

Với cách nhận định như trên, sẽ giúp cho người điều dưỡng có cơ sở để lập kế hoạch chẩn đoán chăm sóc, đồng thời xác định được nhu cầu cơ bản của người bệnh, vấn đề nào cần quan tâm giải quyết trước và vấn đề nào giải quyết sau, tuỳ từng trường hơp bệnh nhân cụ thể.

 

2.3.1. Chăm sóc cơ bản

- Để bệnh nhân nghỉ ngơi, tránh đi lại và vận động nhiều.

- Giữ ấm cho bệnh nhân.

- Ăn uống đầy đủ năng lượng và dinh dưỡng.

 

2.3.2. Thực hiện các y lệnh

- Cho bệnh nhân uống thuốc và tiêm thuốc theo chỉ định.

- Thực hiện các xét nghiệm

 

2.3.3. Theo dõi

- Các dấu hiệu sinh tồn như mạch, nhiệt, huyết áp và nhịp thở.

- Số lượng nước tiểu trong ngày.

- Cân nặng.

- Tình trạng phù.

- Theo dõi tác dụng phụ của thuốc corticoid

- Theo dõi và phát hiện các dấu hiệu nhiễm khuẩn để có biện pháp điều trị kịp thời cho bệnh nhân, đặc biệt là nhiễm khuẫn da, hô hấp và màng bụng.

 

2.3.4. Giáo dục sức khoẻ

- Bệnh nhân và gia đình cần biết về tình hình bệnh tật, tiến triển và biến chứng của bệnh.

- Biết cách phát hiện bệnh, dù phòng và điều trị.

 

2.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc

2.4.1. Chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi

- Bệnh nhân cần nghỉ ngơi tại giường, kê đầu cao đặc biệt là trong giai đoạn phù nhiều và giai đoạn thiểu niệu.

- Giữ ấm cho bệnh nhân nhất là về mùa đông.

- Hạn chế vận động và đi lại khi còn phù nhiều.

 

2.4.2. Chế độ ăn uống

- Bệnh nhân cần ăn nhạt, đặc biệt là trong giai đoạn phù nhiều, lượng muối đưa vào khoảng dưới 1g/ngày.

- Ăn nhiều thịt cá nếu bệnh nhân không có ure máu cao, lượng protid đưa vào trong ngày khoảng 1-2 g/kg trọng lượng cơ thể. Tránh án các thức án có nhiều mỡ.

- Nước uống khoảng 300-500 ml/ngày công thêm với lượng nước tiểu trong ngày trong giai đoạn có phù nhiều.

- Ăn nhiều hoa quả tươi giàu sinh tố đặc biệt là sinh tố nhóm B, khi có tình trạng tăng K+ máu không nên ăn các thức ăn có nhiều K+ như cam và chuối.

- Năng lượng cần đưa vào trong ngày khoảng 1800 đến 2000 calo.

2.4.3. Vệ sinh cho bệnh nhân

- Hằng ngày phải vệ sinh răng, miệng và tai mũi họng. Vệ sinh da sạch sẽ bằng cách tắm hay rửa bằng nước ấm tuỳ tình trạng bệnh nhân nặng hay nhẹ. Móng tay và chân phải được cắt ngắn và sạch sẽ, tránh các vết gãi gây sây sát da, nhất là các nơi ẩm thấp dễ gây bội nhiễm.

- Vải trải giường, quần áo và các vật dụng khác phải luôn được sạch sẽ.

- Phát hiện sớm các vết loét để điều trị cho bệnh nhân, như rửa bằng nước muối sinh lý, nước oxy già. Các biến chứng khác cần theo dõi để có kế hoạch điều trị cho bệnh nhân.

 

2.4.4. Thực hiện y lệnh

- Thực hiện các thuốc uống hay tiêm tuỳ theo y lệnh. Đối với những bệnh nhân phù nhiều nên hạn chế thuốc tiêm. Các thuốc thường sử dụng như thuốc lợi tiểu, corticoid, kháng sinh. Sử dụng các thuốc corticoid cần cho bệnh nhân uống sau khi ăn no, nên chia thuốc làm ít lần trong ngày.

- Thực hiện các xét nghiệm:

+ Đối với máu: protein, điện di protein, ure và creatinin, bilan lipid.

+ Đối với nước tiểu: protein niệu, tế bào vi trùng niệu.

 

2.4.5. Theo dõi bệnh nhân hội chứng thận hư

- Các dấu hiệu sinh tồn như mạch, nhiệt độ, nhịp thở và huyết áp.

- Theo dõi số lượng và màu sắc nước tiểu.

- Theo dõi cân nặng hàng ngày.

- Theo dõi tình trạng phù.

- Theo dõi tình trạng đau bụng.

- Theo dõi các biến chứng và các tác dụng phụ của thuốc corticoid.

 

2.4.6. Giáo dục sức khoẻ cho bệnh nhân và gia đình

- Hướng dẫn cách phát hiện bệnh tật.

- Hướng dẫn cách vệ sinh răng, miệng và da cũng như cách ăn uống.

- Hường dẫn cách lao động cho bệnh nhân trong thời gian điều trị.

- Hướng dẫn cách uống thuốc và tái khám định kỳ.

- Hướng dẫn cách chữa trị các các ổ nhiễm trùng để đề phòng bệnh tật.

 

2.5. Đánh giá

Đánh giá toàn trạng bệnh nhân sau khi đã thực hiện kế hoạch chăm sóc và kế hoạch điều trị so với tình trạng lúc ban đầu, cụ thể như sau:

- Các dấu hiệu mạch, nhiệt, huyết áp và nhịp thở cũng như lượng nước tiểu có gì thay đổi so với ban đầu không?

- Đánh giá tình trạng phù có giảm hơn so với trước không?

- Cân nặng có giảm tương xứng với sự táng lượng nước tiểu không?

- Các dấu hiệu khác phát sinh trong quá trình chăm sóc và điều trị.

- Đánh giá mức độ đáp ứng điều trị về lâm sàng và xét nghiệm, đặc biệt là sự giảm về nồng độ protein niệu.

- Nhận định tình trạng chăm sóc, cách thức vệ sinh, vấn đề giáo dục sức khoẻ và điều trị xem đã đạt yêu cầu chưa, cần bổ sung kế hoạch chăm sóc và điều trị không?

 

LƯỢNG GIÁ

1. Trình bày các tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng thận hư.

2. Trình bày các biến chứng của hội chứng thận hư.

3. Đánh dấu x vào cột trả lời đúng

A. □ Hội chứng thận hư chủ yếu là thứ phát.

B. □ Tiêu chuẩn phù là dấu quyết định chẩn đoán hội chứng thận hư.

C. □ Cần hạn chế muối trong chám sóc bệnh nhân hội chứng thận hư giai đoạn có phù nhiều.

D. □ Tăng huyết áp thường là dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán hội chứng thận hư.

E. □ Hướng dẫn bệnh nhân uống thuốc corticoid trước các bữa ăn hàng ngày.

4. Chọn câu trả lời đúng nhất

4.1. Tiêu chuẩn protein niệu để chẩn đoán trong hội chứng thận hư

a. 3 gam/24 giờ 

b. 3 gam/lít

c. 3,5 gam/24 giờ        

d. 3,5 gam/lít

e. 4 gam/24 giờ

4.2. Chẩn đoán điều dưỡng nào sau đây là đúng trong hội chứng thận hư:

a. Tăng thể tích dịch do giảm áp lực keo

b. Tăng thể tích dịch do dùng thuốc lơi tiểu

c. Tăng thể tích dịch do ứ máu ngoại biên

d. Tăng thể tích dịch do chế độ ăn giảm muối

e. Tăng thể tích dịch do giảm cung cấp protein


* Trong Quyển sách Điều dưỡng nội tập 2, có 22 bài chăm sóc sẽ được cập nhật đầy đủ. Tài liệu là sách đã cũ, Blog Vn Chia sẻ chỉ cập nhật bài viết nguyên bản chưa cập nhật mới về các số liệu. Hy vọng chỉ giúp các bạn về kiến thức nền cơ bản. Chúng ta cần tìm hiểu bài trên mục lục hãy chọn vào tên bài, sẽ chuyển đến bài chăm sóc cần đọc.


* Đọc thêm:


- Điều dưỡng nội tập 1.

Điều dưỡng nội tập 2.

- Phác đồ điều trị bệnh tim mạch năm 2018


Share:

ĐIỀU DƯỠNG CHĂM SÓC BỆNH NHÂN VIÊM CẦU THẬN CẤP - ĐIỀU DƯỠNG NỘI KHOA TẬP 2

 Bài 2

CHĂM SÓC BỆNH NHÂN VIÊM CẦU THẬN CẤP

 

MỤC TIÊU

 

1.     Trình bày được các đặc điểm về lâm sàng, cơ chế bệnh sinh và biến chứng của viêm cầu thận cấp

2.      Lập được kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm cầu thận cấp

 

 

1. BỆNH HỌC VIÊM CẦU THẬN CẤP

1.1. Đại cương

Viêm cầu thận cấp là biểu hiện lâm sàng của một thương tổn viêm cấp của những cầu thận, đặc trưng với sự xuất hiện đột ngột hồng cầu niệu, protein niệu, phù và tăng huyết áp. Viêm cầu thận cấp rất hiếm xảy ra trước hai tuổi, thường gặp ở trẻ con từ 3 đến 8 tuổi, trẻ nam thường gặp hơn nữ. Tỷ lệ nam /nữ khoảng 2/1. Viêm cầu thận cấp không chỉ là một bệnh đơn thuần mà là một hội chứng gọi là hội chứng cầu thận cấp. Lý do là vì bệnh cảnh lâm sàng thường giống nhau nhưng tổn thương mô bệnh học lại đa dạng, bệnh phát sinh không chỉ do sau nhiễm liên cầu mà có thể sau nhiễm tụ cầu, phế cầu, virus hay do dị ứng một số chất. Hội chứng viêm cầu thận cấp còn biểu hiện thứ phát ở các bệnh như lupus ban đỏ hệ thống, ban dạng thấp, viêm quanh nút động mạch.

Viêm cầu thận cấp ác tính trước kia còn được gọi là viêm cầu thận tiến triển nhanh. Tên gọi này đặc trưng có quá trình tiến triển của bệnh là nhanh, tử vong sớm do suy thận, ít khi qua khỏi trong vòng 6 tháng.

Viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu khuẩn được coi là mẫu hình của hội chứng viêm cầu thận cấp. Bệnh thường xuất hiện sau một đợt nhiễm khuẩn ở họng, hoặc ngoài da, cơ chế' miễn dịch phức tạp. Vi khuẩn gây bệnh là liên cầu tan huyết bêta nhóm A, chủng (type) 12. Các chủng khác (1, 2, 4, 18, 25, 49, 55, 57, 60) cũng có thể gây bệnh nhưng hiếm gặp hơn. Thường chủng 4, 12, 24 nếu là nhiễm khuẩn ở họng. Chủng 14, 19, 50, 55, 57 nếu là nhiễm khuẩn ngoài da (khác với thấp khớp cấp chủng liên cầu nào cũng có thể gây bệnh). Kháng nguyên là protein M của màng tế bào liên cầu. Để lý giải sự khác biệt này nhiều tác giả cho rằng chỉ có một số chủng liên cầu là kháng nguyên có tính ái thận hoặc là do người bệnh có sự nhạy cảm đặc hiệu.

Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu không được biết một cách tuyệt đối vì nhiều trường hợp bệnh được giữ điều trị ngay tuyến trước. Tần suất bệnh giảm dần ở các nước công nghiệp hiện đại, nhưng vẫn còn thường gặp ở các nước nhiệt đới (Châu Phi, vùng Caraibes, Nam Mỹ). Bệnh xuất hiện dưới dạng tản phát, hoặc thành từng vụ dịch, đặc biệt ở những nơi đời sống vệ sinh thấp kém.

 

1.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh

- Nhiễm liên cầu tan huyết beta nhóm A, thường xảy ra sau khi bị nhiễm liên cầu ở da và họng.

- Một số vi khuẩn khác cũng có thể gây bệnh như tụ cầu, phế cầu.

- Một số siêu vi khuẩn.

- Do dị ứng với thuốc, các thức ăn.

 

Về cơ chế của viêm cầu thận cấp có thể tóm tắt theo sơ đồ sau:



Hình 2.1. Sơ đồ cơ chế bệnh sinh của viêm cầu thận cấp



1.3. Biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng

Bệnh thường gặp ở trẻ em và xuất hiện sau một đợt nhiễm khuẩn ở họng hoặc ngoài da từ 7-15 ngày. Nhiễm khuẩn ngoài da thường ủ bệnh dài ngày hơn. Các bệnh nhiễm khuẩn ở răng cũng có thể dẫn đến viêm cầu thận cấp. Viêm cầu thận cấp cũng có thể xảy ra ở nhiễm virut, tụ cầu hoặc do các bệnh khác.

Khởi phát thường đột ngột, có thể có dấu hiệu báo trước như mệt mỏi, chán ăn, cảm giác tức mỏi vùng hông cả hai bên. Cũng có bệnh nhân đến còn triệu chứng sốt, viêm họng, viêm da.

Giai đoạn toàn phát biểu hiện lâm sàng bằng các triệu chứng sau:

- Phù: lúc đầu thường xuất hiện ở mặt như nặng mi mắt, có thể qua khỏi nhanh nhưng cũng có thể lan xuống chi rồi toàn thân. Phù mềm, trắng, ấn lõm để lại dấu ấn ngón tay. Phù quanh mắt cá, mặt trước xương chày, mu bàn chân. Có thể phù toàn thân ở bụng, lưng, bộ phận sinh dục. Nặng hơn có thể co trướng, tràn dịch màng phổi, phù phổi cấp, phù não. Phù nhiều hay ít còn phụ thuộc vào chế độ ăn uống.

- Đái ít hoặc vô niệu: xuất hiện sớm, bệnh nhân thưòng chỉ đái được 500-600 ml/24 giờ.

- Đái máu: thưòng xuất hiện sớm cùng với phù. Đái máu đại thể, nước tiểu đỏ hoặc sẫm màu khi hồng cầu niệu trên 300.000/phút. Hoặc đái máu vi thể, có hồng cầu niệu nhưng không nhiều. Hồng cầu thường méo mó, vỡ thành mảnh, nhược sắc. Trụ hồng cầu là một dấu hiệu đặc trưng chứng tỏ hồng cầu là từ thận xuống. Đái máu đại thể thường khỏi sớm nhưng đái máu vi thể thường kéo dài. Hồng cầu niệu có khi 3 tháng mới hết. Do đó phải theo dõi dài ngày, 3 tháng phải xét nghiệm lại nước tiểu một lần.

- Cao huyết áp: trên 60% bệnh nhân có tăng huyết áp. Tăng cả huyết áp tâm thu và tâm trương. Phù phổi cấp là một tai biến thường gặp do tăng huyết áp.

- Suy tim có thể gặp, nhưng nếu có thì tiên lượng xấu, có thể suy tim trái do cao huyết áp, hay suy tim toàn bộ do giữ muối và giữ nước.

- Xét nghiệm máu:

+ Thường có thiếu máu nhẹ, bình sắc hoặc nhược sắc.

+ Tốc độ máu lắng tăng.

- Tăng các kháng thể:

+ Kháng Streptolysin O (ASLO)

+ Kháng Streptokinase (ASK)

+ Kháng Nicotinyladenin Dinucleotidase (ANADAZA)

+ Kháng Hyaluronidase (AH)

- Tăng ASLO rất đặc hiệu cho nhiễm khuẩn liên cầu ở họng nhưng ở nhiễm khuẩn ngoài da thì ít đặc hiệu hơn. ASLO thường tăng trước các men khác, cho nên cần xác định nhiều men và lập lại nhiều mới đủ khang định chẩn đoán.

- Sản phẩm giáng hóa của fibrin tăng. Có xuất hiện trong nước tiểu và tăng trong huyết tương là một dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán, điều trị và tiên lượng. Cần xét nghiệm sớm và nhiều lần. Là một biểu hiện của quá trình đông máu trong mạch của cầu thận. Đây là một chỉ tiêu để chỉ định điều trị bằng heparin. Khi sản phẩm giáng hóa của fibrin giảm là thể hiện quá trình viêm ở cầu thận đã được hồi phục.

- Urê, creatinin máu tăng, biểu hiện hội chứng tăng urê máu trên lâm sàng.

- Protein niệu bao giờ cũng có trong nước tiểu, trung bình 2-3 gam/24 giò. Có trường hơp cá biệt protein niệu tăng trên 3,5 gam/24 giờ. Rất hiếm gặp hội chứng thận hư ở viêm cầu thận cấp.

 

1.4. Tiến triển và tiên lượng

Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu thường gặp ở trẻ em và tiên lượng tốt hơn ở người lớn.

- Khỏi hoàn toàn 80% ở trẻ em và ở người lớn là 60%.

- Chỉ sau vài ngày đến một tuần bệnh nhân đái nhiều dần, phù giảm, nước tiểu táng dần dần, huyết áp trở về bình thường. Tuy nhiên hồng cầu niệu, protein niệu có thể kéo dài 6 tháng đến 1 nám mới hết.

- Khoảng 10-20% chuyển thành viêm cầu thận mạn tính sau nhiều nám, 2 thận teo dần. Thời gian dài hay ngắn tùy từng trường hơp và tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh, có thể 10-20 năm mới có suy thận mạn.

- Một số rất ít (1-2%) có thể chết trong đợt cấp do phù phổi cấp, suy tim cấp, suy thận cấp, nhiễm khuẩn.




Hình 2.2. Sơ đồ tiến triển của viêm cầu thận cấp


1.5. Chẩn đoán

1.5.1. Chẩn đoán xác định dựa vào

- Tiền sử có nhiễm khuẩn ở họng, ngoài da.

- Phù, đái ít, đái máu, cao huyết áp.

- Protein niệu (+), hồng cầu niệu (+).

- Bổ thể máu giảm.

- ASLO huyết thanh tăng.

- Tăng sinh tế bào mao mạch lan tỏa.

 

1.5.2. Chẩn đoán phân biệt

- Đợt cấp của viêm cầu thận mạn dựa vào:

+ Tiền sử và bệnh sử.

+ Bơm hơi sau phúc mạc, chụp UIV, siêu âm hai thận nhỏ hơn bình thường.

- Viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu với viêm cầu thận cấp không do liên cầu:

+ Dựa vào bệnh sử.

+ Cấy vi khuẩn dịch mũi họng.

+ ASLO và các kháng thể kháng liên cầu khác.

 

1.6. Điều trị

- Ăn nhạt và nghỉ ngơi trong thời gian bị bệnh.

- Dùng kháng sinh toàn thân khi còn dấu hiệu nhiễm trùng.

- Vệ sinh răng miệng hằng ngày.

- Sử dụng corticoid tùy từng trường hợp.

 

1.7. Phòng bệnh

- Chăm sóc tốt các ổ nhiễm trùng ở da và họng.

- Giữ ấm về mùa lạnh và điều trị tốt khi bị viêm cầu thận cấp.

 

2. CHĂM SÓC BỆNH NHÂN VIÊM CẦU THẬN CẤP

2.1. Nhận định tình hình

Khi bệnh nhân vào điều trị tại khoa, người điều dưỡng phải quan sát và đánh giá được tình trạng của bệnh nhân kịp thời và có thái độ tiếp xúc tốt với bệnh nhân.

 

2.1.1. Đánh giá bằng hỏi bệnh

- Có bị nhiễm khuẩn, bị ho hay bị sốt trước khi bị bệnh không?

- Có bị rối loạn tiêu hóa không?

- Có bị đau họng hay bị viêm da không?

- Nước tiểu bình thưòng hay ít, nước tiểu màu vàng hay đỏ?

- Có bị đau đầu không?

- Đã sử dụng thuốc gì chưa?

- Trong gia đình đã có ai bị như vậy không?

- Bị như vậy lần đầu hay lần thứ mấy?

- Có bị cao huyết áp không?

 

2.1.2. Quan sát

- Tình trạng tinh thần bệnh nhân, vấn đề đi lại của bệnh nhân.

- Tình trạng da và niêm mạc.

- Phù mặt hay phù toàn thân.

- Quan sát số lượng và màu sắc nước tiểu.

- Đau họng, ho.

- Có thể quan sát thấy các dấu hiệu ngoài da như nhọt hay các sẹo cũ.

 

2.1.3. Nhận định bằng thăm khám

- Kiểm tra các dấu hiệu sống.

- Đo số lượng nước tiểu, màu sắc.

- Đo cân nặng.

- Đánh giá tình trạng phù.

- Thực hiện các xét nghiệm cần thiết.

- Khám bụng, hô hấp và tim mạch của bệnh nhân.

 

2.1.4. Thu thập các thông tin khác

- Thu nhận thông tin qua hồ sơ và qua gia đình bệnh nhân.

- Thu thập qua các xét nghiệm và cách thức điều trị trước đó.

 

2.2. Chẩn đoán điều dưỡng

Một số chẩn đoán có thể gặp ở bệnh nhân viêm cầu thận cấp:

- Số lượng nước tiểu ít do giảm mức lọc cầu thận.

- Tăng thể tích dịch do ứ nước và muối.

- Nguy cơ suy tim trái do táng huyết áp.

- Nguy cơ phù phổi cấp do suy tim.

 

2.3. Lập kế hoạch chăm sóc

Qua khai thác các dấu chứng trên giúp cho người điều dưỡng có được chẩn đoán chăm sóc. Người điều dưỡng cần phân tích, tổng hợp và đúc kết các dữ kiện để xác định nhu cầu cần thiết của bệnh nhân, từ đó đưa ra các chẩn đoán và lập ra kế hoạch chăm sóc. Khi lập kế hoạch chăm sóc phải xem xét đến toàn trạng bệnh nhân, đề xuất vấn đề ưu tiên, vấn đề nào cần thực hiện trước và vấn đề nào thực hiện sau.

 

2.3.1. Chăm sóc cơ bản

- Để bệnh nhân nghỉ ngơi thích hợp.

- Ăn đầy đủ năng lượng, hạn chế muối và nước uống theo chỉ định.

- Vệ sinh hàng ngày da và tai mũi họng, chú ý vùng da bị nhiễm khuẩn.

 

2.3.2. Thực hiện các y lệnh

- Cho bệnh nhân uống thuốc và tiêm thuốc theo chỉ định.

- Làm các xét nghiệm theo yêu cầu.

 

2.3.3. Theo dõi

- Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở và cân nặng.

- Theo dõi số lượng nước tiểu và màu sắc.

- Theo dõi một số xét nghiệm như: protein niệu, hồng cầu niệu, điện tim, siêu âm, ure và creatinin máu, nếu có bất thường phải báo cho bác sĩ ngay.

 

2.3.4. Giáo dục sức khoẻ

- Bệnh nhân và gia đình cần phải biết về nguyên nhân, cách phát hiện bệnh và thái độ xử trí cũng như cách chăm sóc bệnh viêm cầu thận cấp.

- Biết được tiến triển và các biến chứng của viêm cầu thận cấp, cũng như cách phòng bệnh viêm cầu thận cấp.

 

2.4. Thực hiện kế hoạch châm sóc

2.4.1. Thực hiện chăm sóc cơ bản

- Đặt bệnh nhân nghỉ ngơi, nam đầu ở tư thế đầu cao.

- Nghỉ ngơi tại giường, hạn chế vận động. Các đồ dùng các nhân của bệnh nhân phải để môt nơi thật thuận tiện để bệnh nhân dễ sử dụng, hạn chế đi lại nhiều. Việc nghỉ ngơi tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh nhân, đặc biệt căn cứ vào lượng nước tiểu:

+ Dưới 300 ml/24 giờ, cho bệnh nhân nghỉ tuyệt đối tại giường và kê đầu cao.

+ Từ 300-500 ml/24 giờ, bệnh nhân có thể đi lại khi cần thiết.

+ Trên 500 ml/24 giờ, bệnh nhân có thể đi lại và làm những việc nhẹ nhàng.

- Luôn giữ ấm cơ thể bệnh nhân, không dùng nước lạnh tắm hay rửa tay chân vì ngưòi bệnh có thể dễ bị viêm cầu thận do lạnh khi bệnh nhân đang bị nhiễm liên cầu.

- Chế đô ăn và nước uống:

+ Nước uống: cần cán cứ vào tình trạng phù, nếu phù ít chỉ xuất hiện ở mắt cá hay ở mi mắt thì lượng nước đưa vào kể cả án và uống trong ngày khoảng 500 ml và công thêm với lượng nước tiểu trong 24 giờ. Nếu bệnh nhân bị phù nhiều thì lượng nước đưa vào kể cả ăn và uống khoảng 300 ml công với lượng nước tiểu trong ngày.

+ Lượng đạm: cán cứ vào tình trạng ure máu có ở trên bệnh nhân, nếu:

* Ure máu dưới 0,5g/l có thể cho bệnh nhân ăn nhiều đạm thực vật, ít đạm động vật. Số lượng đạm đưa trong một ngày vào khoảng 0,25g/kg trong lượng cơ thể.

* Ure máu từ 0, 5 đến 1g/l, nên dùng đạm thực vật, không dùng đạm động vật và lượng đạm đưa vào trong ngày ít hơn 0,25g/kg trọng lượng.

* Ure máu trên 1g/l chế đô ăn chủ yếu là glucid và môt số acid amin cần thiết.

+ Muối: hạn chế lượng muối đưa vào khoảng dưới 1g/ngày, cần chú ý các trường hợp phù nhiều và tình trạng tăng huyết áp ở bệnh nhân. Hạn chế các chất có nhiều kali nhất là chuối và cam khi bệnh nhân có tình trạng tăng kali máu hay lượng nước tiểu trong ngày ít hoặc bệnh nhân có suy thận.

+ Vệ sinh hàng ngày cho bệnh nhân: hàng ngày vệ sinh răng miệng và da để tránh các ổ nhiễm khuẩn, phát hiện sớm các ổ nhiễm trùng để có hướng điều trị cho bệnh nhân. Áo, quần, vải trải giường và các vật dụng khác phải luôn đươc sạch sẽ. Nếu có ổ loét trên da phải rửa sạch bằng nước oxy già hoặc xanh methylen.

 

2.4.2. Thực hiện các y lệnh

- Thực hiện đầy đủ các y lệnh khi dùng thuốc: các thuốc tiêm, thuốc uống hoặc thuốc bôi. Trong quá trình dùng thuốc nếu có bất thường phải báo bác sĩ.

- Thực hiện các xét nghiệm:

+ Các xét nghiệm về máu như: ure, creatinin, điện giải đồ, ASLO.

+ Các xét nghiệm về điện tim, siêu âm bụng....

+ Các xét nghiệm về nước tiểu: hàng ngày phải theo dõi kỹ số lượng nước tiểu và màu sắc. Lấy nước tiểu xét nghiệm phải đảm bảo đúng quy trình. Các xét nghiệm cần làm là: protein, ure, creatinin, tế bào vi trùng...

 

2.4.3. Theo dõi

- Dấu hiệu sinh tồn: hàng ngày phải theo dõi sát tình trạng mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở của bệnh nhân. Chú ý tình trạng huyết áp.

- Theo dõi các triệu chứng khác:

+ Nước tiểu: theo dõi về số lượng, màu sắc.

+ Cân nặng để đánh giá tình trạng phù.

+ Điện tâm đồ, chức năng thận, protein niệu...

- Theo dõi các biến chứng của viêm cầu thận cấp.

 

2.4.4. Giáo dục sức khỏe

- Để bệnh nhân và gia đình biết về tình hình bệnh tật.

- Các biến chứng có thể xảy ra khi bị viêm cầu thận cấp.

- Để bệnh nhân biết về chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt.

- Cần có chế độ ăn, uống thích hơp.

- Có chế độ nghỉ ngơi và làm việc thích hơp.

- Tránh lạnh.

- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, chú ý răng, miệng, da và tai mũi họng.

- Điều trị triệt để các ổ nhiễm trùng.

- Đăng ký theo dõi và định kỳ tái khám.

 

2.5. Đánh giá

Đánh giá tình trạng bệnh nhân sau khi đã thực hiện y lệnh và thực hiện kế hoạch chăm sóc so với lúc ban đầu, xem những vấn đề gì tốt, vấn đề gì còn tồn tại, hay vấn đề gì mới phát sinh của người bệnh để đánh giá và bổ sung vào kế hoạch chăm sóc, cụ thể:

- Đánh giá tình trạng phù có cải thiện không?

- Đánh giá số lượng, màu sắc của nước tiểu so với ban đầu.

- Các dấu hiệu sinh tồn (đặc biệt tình trạng tăng huyết áp) có gì bất thường hay tốt lên không?

- Các biến chứng của bệnh.

- Vấn đề giáo dục sức khoẻ như thế nào?

- Đánh giá chăm sóc điều dưỡng cơ bản có được thực hiện và có đáp ứng đươc với yêu cầu của ngưòi bệnh không.

- Những vấn đề sai sót hoặc thiếu cần bổ sung vào kế hoạch chăm sóc để thực hiện.

 

LƯỢNG GIÁ

1. Kể được các nguyên nhân của viêm cầu thận cấp.

2. Trình bày được các triệu chứng lâm sàng của viêm cầu thận cấp.

3. Đánh dấu x vào câu trả lời đúng sau:

A. □ Viêm cầu thận cấp thưòng xảy ra ở tuổi sơ sinh.

B. □ Viêm cầu thận cấp xảy ra sau khi nhiễm liên cầu.

C. □ Viêm cầu thận cấp là bệnh tự miễn.

D. □ Chế đô án thưòng giảm muối trong chăm sóc viêm cầu thận cấp.

E. □ Viêm cầu thận cấp cần được nghỉ ngơi tuyệt đối khi còn bị phù.

f. □ Tăng huyết áp thưòng xuất hiện khi viêm cầu thận cấp.

 

4. Chọn câu trả lời đúng nhất:

4.1. Viêm cầu thận cấp tỷ lệ khỏi bệnh hoàn toàn là:

a. 50%           

b. 55%           

c. 60%

d. 65%           

e. 70%

4.2. Lượng muối đưa vào trong các trường hợp phù nhiều ở bệnh nhân bị viêm cầu thận cấp (g/24h)

a. 0,5

b. 1  

c. 1,5

d. 2  

e. 2,5

4.3. (A) Viêm cầu thận cấp là môt thương tổn của cầu thận, đặc trưng với sự xuất hiện hồng cầu niệu, protein niệu, phù và táng huyết áp. Vì  Vậy (B) Khi chăm sóc bệnh nhân bị viêm cầu thận cần cho bệnh nhân ăn lạt và hạn chế nước.

a. A và B đúng, A và B có liên quan nhân quả

b. A và B đúng, A và B không liên quan

c. A đúng, B sai

d. A sai, B đúng

e. A sai, B sai



* Trong Quyển sách Điều dưỡng nội tập 2, có 22 bài chăm sóc sẽ được cập nhật đầy đủ. Tài liệu là sách đã cũ, Blog Vn Chia sẻ chỉ cập nhật bài viết nguyên bản chưa cập nhật mới về các số liệu. Hy vọng chỉ giúp các bạn về kiến thức nền cơ bản. Chúng ta cần tìm hiểu bài trên mục lục hãy chọn vào tên bài, sẽ chuyển đến bài chăm sóc cần đọc.


* Đọc thêm:


- Điều dưỡng nội tập 1.

Điều dưỡng nội tập 2.

- Phác đồ điều trị bệnh tim mạch năm 2018






Share:

BÀI MỚI

BÀI PHỔ BIẾN

MÁY TÍNH

TÀI LIỆU

GIẢI TRÍ

THÔNG TIN THUỐC

ĐĂNG KÝ EMAIL ĐỌC BÀI MỚI

Name

Email *

Message *

Tất cả bài đăng